Các bài viết liên quan:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BLEND TOOL TRONG ILLUSTRATOR
Blend Tool là công cụ giúp ta tạo ra những dải màu hoặc những đối tượng nằm giữa những đối tượng ban đầu,
Để hiển thị bảng Blend Option ta nhấn đúp vào biểu tượng của công cụ hoặc nhấn chọn vào công cụ và nhấn Enter.
Trong mục Spacing có ba chế độ :
+ Smoot Color : Giúp cho sản phẩm của Blend được tạo thành từ hai đối tượng ban đầu là sự kết hợp giữa đối tượng phía trên và đối tượng phía bên dưới.
+ SPecfied Steps : Số đối tượng được tạo thành từ hai đối tượng ban đầu ( VD : Chọn 5 )
Chúng có tạo ra 5 đối tượng mới giữ hai đối tượng ban đầu.
+ Specfied Distance : Khoảng cách giữa các đối tượng mới được tạo thành với những đối tượng ban đầu. Thường thì ta sẽ không chọn lệnh này vì ta không biết khoảng cách giữa các đối tượng là bao nhiêu
+ Orientation : Tạo ra những hiệu ứng chuyển đối với điểm tâm ban đầu
Ngoài ra ta có thể quản lý lệnh thông qua Object -> Blend .
- Release ( Ctrl + Alt + Shift + B ) để trả về trạng thái ban đầu cho các đối tượng.
- Expan : Lệnh này giúp ta Expan ra thành các đối tượng nhỏ
- Reverse : Đảo vị trí của 2 đối tượng.
Reverse Font to Bank : Đảo vị trí thứ tự các đối tượng ở phía bên trong Layer
Bài tập :
Bài tập 1 :
Bước 1 : Tạo ra 2 hình tròn và tô màu cho 2 đối tượng.
Bước 2 : Add hiệu ứng Blend bằng cách chọn công cụ Blend Tool, vào Blend Option chọn chế độ Smoot Color. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + B.
Bước 3 : Để muốn hình Blend muốn đi theo một hướng mà chúng ta định trước, ta sử dụng Pen Tool vẽ ra một đường và chọn 2 đôi tượng vào Object -> Blend -> Replace Spine. Để đường vẽ được mềm mại hơn và không vị gập khúc thì hai đối tượng ban đầu phải gần giống nhau.
Bài tập 2 :
Bước 1 : Tạo ra 2 hình Elip, thay vì tô màu nền thì ta tô màu cho Stroke.
Bước 2 : Sử dụng lệnh Rotate ( R ) để xoay hình Elip đi 45 độ và nhấn Copy
Bước 3 : Mở bảng Blend Option chọn Specfied Steps, nhập số lượng đối tượng muốn tạo ra giữa hai đối tượng ban đầu.
Nếu muốn thay đổi khoảng cách hay tăng số đối tượng giữa hai đối tượng ban đầu này lên thì ta bật bảng Blend Option và điểu chỉnh số lượng ở giữa
Bước 4 : Để tạo ra một đồ màu mượt ta chọn Smoot Color
TÌM HIỂU BỘ CÔNG CỤ PEN TOOL TRONG ILLUSTRATOR
- Sử dụng bộ công cụ Pen Tool
Những nhân vật như thế này không chỉ được tạo thành từ các hình học cơ bản mà nó còn có một cách để tạo ra những đường cong theo ý muốn của mình. Vì vậy chúng ta sẽ sử dụng dến công cụ Pen Tool ( P ).
Click chuột phải vào công cụ Pen Tool thì trong này có 4 công cụ :
+ Pen Tool : Vẽ ra những đường Path.
+ Add Anchor Point Tool : Dùng để thêm một điểm Anchor cho đường Path.
+ Delete Anchor Point Tool : Dùng để xóa bớt một điểm Anchor.
+ Anchor Point Tool : Di chuyển điểm Anchor.
Ta chủ yếu quan tâm đến công cụ Pen Tool khi các đối tượng có những đường cong xác định ( không phải đường cong từ các hình cơ bản )
Khi sử dụng Pen Tool, nhấp giữa màn hình thì chúng ta sẽ có một điểm neo và di chuyển điểm tiếp theo nó sẽ có một đường nối ( Path ).
Điểm đầu tiên là điểm neo đường nối giữ hai điểm là đường Path và 2 thanh hai bên là thanh điều hướng. Để tạo ra thanh điều hướng ta Click chuột trái và kéo, khi đó nó sẽ hiển thị ra hai thanh điều hướng.
Đường Path là đường cong được tạo thành từ tiếp tuyến của hai thanh điều hướng và xuất phát từ điểm neo.
TÌM HIỂU PATHFINDER TRONG ILLUSTRATOR
Tìm hiểu vể Pathfinder : Xử lý cắt gộp hình ảnh
Trong trường hợp ta có nhiều đối tượng :
Khi ta muốn gộp các đối tượng lại thành một hoặc sử dụng các đối tượng để cắt bỏ những phần không cần thiết. Lúc này ta sẽ dùng đên lệnh Pathfinder ( Ctrl+Shift+F9 ).
Thông thường khi ta vẽ ra đối tượng mới thì bảng lệnh này sẽ hiển thị ra ngay bên bảng lệnh Transform.
Pathfinder là một công cụ giúp ta cắt gộp nhóm hoặc chia nhỏ các đối tượng trong IIlustrator. Nó được chưa thành hai bộ công cụ chính :
+ Shape Modes :
- Unite : Dùng để gộp những đối tượng riêng biệt thành một đối tượng duy nhất.
- Minus Font : Sử dụng đối tượng phía trên cắt bỏ những phần dư thừa của đối tượng ở phía dưới.
- Intersect : Dùng để cắt và lấy những phần giao nhau giữa các đối tượng.
- Exclude : Dùng để cắt và lấy những phần không giao nhau giữ các đối tượng.
+ Pathfinder :
- Divide : Dùng để chia nhỏ các đối tượng cũ thành nhiều đối tượng mới dựa trên những vùng giao nhau của các đối tượng.
- Trim : Loại bỏ những phần của đối tượng bị che khuất.
- Merge : Loại bỏ những phần của đối tượng bị che khuất và những màu cùng nhau sẽ được gộp thành một đối tượng.
- Crop : Dủng để Divide các đối tượng từ trên xuống dưới và giữ lại những đối tượng nằm bên trong của đối tượng trên cùng.
- Outline : Khá giống với lệnh Divide tuy nhiên Divide tác động lên phần Fill còn Outline tác động lên phần Stroke.
- Minus Back : Giữ lại những đối tượng không giao nhau của đối tượng trên cùng với những đối tượng bên dưới nó.
HƯỚNG DẪN BO GÓC ĐỐI TƯỢNG TRONG ILLUSTRATOR
Bo góc các đối tượng trong Illustrator
Khi sử dụng các phiên bản CC trở về trước thì lúc vẽ ra các hình vuông hay chữ nhật sẽ không có nút bo góc như các phiên bản mới.
Nếu sử dụng phiên bản từ CC2014 đến này mà không có nút bo góc thì ta vào View -> Show Conner Widget.
Nếu sử dụng các bản trước C2014 như CS6 CS5 CS4 thì ta vào Efect -> Stylize -> Round Conner…
Radius : Bán kính của góc bo trên đối tượng mà ta đang vẽ
Điều chỉnh Radius để tạo ra hiệu ứng bo góc cho đối tượng.
TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH SAO CHÉP ĐỐI TƯỢNG TRONG ILLUSTRATOR
Nhân đôi đối tượng – Sao chép , dán đối tượng.
Khi ta muốn tạo ra những đối tượng có hình dáng giống nhau thì ta sử dụng đến lệnh Copy – Paste. Có nhiều cách Copy đối tượng trong Illustrator như :
Dán chính giữa màn hình : Ctrl+C -> Ctrl+V.
Dán đè lên đối tượng ban đầu : Ctrl+C -> Ctrl+F.
Dán xuống dưới đối tượng ban đầu, Dán ngay phía trên đối tượng ban đầu và Dán lên các đối tượng bất kì hoặc là những lệnh giúp ta liên tục sao chép.
Nhấn giữ Alt vào kéo đối tượng kể sao chép và kéo đối tượng ra vị trí mong muốn.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ BRUSH TOOL TRONG ILLUSTRATOR
Sử dụng công cụ Brush Tool
Ta có thể vẽ tự do trên vùng làm việc giống như ta sử dụng bút chì vẽ ra trên giấy.
Tuy nhiên khi ta vẽ bằng công cụ Brush thì bên trong các đường sẽ là các đường Path để quản lý. Chúng ta có thể sử dụng Direct Selection Tool ( A ) để điều chỉnh cái các đối tượng, đường Path sao cho biến đổi đường Brush một cách hiệu quả nhất.
Brush là công cụ vẽ ra những đường Path một cách tự do và chúng được quản lý màu sắc của đối tượng thông qua Stroke của đường Path.
Trên thanh Option ta có thể thay đổi độ dày của Stroke.
Variable Width Profile : Cho chúng ta chọn các hiệu ứng cho Brush.
Brush Defnition : Lựa chọn các kiểu cọ Brush khác nhau.
Trong thiết kế công cụ Brush chỉ thông dụng khi người dùng có sử bảng vẽ Wacom còn khi chúng ta sử dụng chuột để thiết kế thì công cụ Brush chỉ để vẽ nháp hoặc không dùng đến.
CÁCH PHÂN BIỆT ẢNH BITMAP (PS) VÀ ẢNH VECTOR (AI)
Phân biệt ảnh Bitmap và ảnh Vector
+ Ảnh Bitmap : Được tạo thành từ vô số các điểm ảnh ( Pixel ). Khi Zoom lớn những bức ảnh thì ta sẽ thấy những ô màu. Mỗi ô màu là một mảng màu xác định, khi tập hợp nhiều ô màu thì trở thành một bức ảnh hoàn chỉnh
Trong quá trình thiết kế ta sẽ làm quen với những thông số như Resolution.
Đây là thông số Pixels/Inch, khi làm web chúng ta để 72 và khi in ảnh thì ta để 300. Vì ảnh Bitmap được tạo thành từ Pixels nên ta quản lý chúng bằng những vùng chọn, quản lý đối tượng bằng những Layer. Ảnh Bitmap là những ảnh được sử dụng trong trường hợp có những kích thước cố định.
+ Ảnh Vector : Là hình ảnh được tạo thành từ các hình cơ bản, đường cong, đường giới hạn và chúng được tạo thành từ các thuật toán. Khi ta phóng to lên bao nhiều thì chúng sẽ tự tính toán và xác định tỉ lệ hoặc xác định và bổ sung các miền giới hạn.
Ảnh Vector được sử dụng với mục đích trong in ấn, có in ấn ra nhiều kích thước khác nhau mà không cần biết trước kích thước như ảnh Bitmap. Đặc trưng của ảnh Vector là không bị vỡ, viền không có rang cưa, in ấn ở nhiều tỉ lệ và được tạo thành từ tác thuật toán.
Nhưng ảnh Vector lại không được chi tiết như anh Bitmap. Để quản lý những đối tượng của ảnh Vector ta thông qua những mảng màu. Ảnh Vector có Layer nhưng chủ yếu quản lý thông qua các mảng màu. Trong Layer thì có rất nhiều mảng màu.
HƯỚNG DẪN TẠO HIỆU ỨNG 3D CHO ĐỐI TƯỢNG TRONG ILLUSTRATOR
Tạo chữ 3D trong Illustrator
Bước 1 : Tạo ra một vùng làm việc mới ( Ctrl+N ).
Bước 2 : Chọn công cụ Type Tool ( T ), điền kích thước và viết chữ, phông chữ ta để kiểu Bold. Nhấn Ctrl+Shift+O để biến chữ thành một đối tượng bình thường.
Bước 3 : Click chuột phải chọn Ungroup, chọn đừng đối tượng mà đổ màu cho Stroke để trong quá trình làm hiêu ứng 3D ta quan sát được kỹ hơn.
Bước 4 : Chọn đối tượng đầu tiên, vào Effect -> 3D -> Extrude & Bevel…
Bước 5 : Ở Position chọn chế độ Off-Axis Front, điều chỉnh độ dày ở Extrude Depth.
Bước 6 : Điều khiển khối lập phương sao cho hình 3D trở nên cân đối và nhấn OK. Tương tự với chữ còn lại.
Bước 7 : Chọn tất cả đối tượng vào Object -> Expand Appearance để Expan hình 3D thành cách đối tượng Vector.
Bước 8 : Click chuột phải chọn Ungroup 2 lần để Ungroup đối tượng 3D thành các đối tượng riêng biệt.
Bước 9 : Hộp các đối tượng riêng lẻ thành các đối tượng có mảng màu thống nhất. Trong Pathfinder chọn Unite để hộp các đối tượng thành 1 bản thống nhất và Add các hiệu ứng 3D vào các đối tượng.
Bước 10 : Chọn mặt trên của đối tượng vào bảng màu chọn Swatch Libraries menu Scientific -> Analogous và chọn màu phù hợp với sở thích.
Bước 11 : Vận dụng các hiệu ứng để thực hiện việc phối hợp màu sắc cho từng đối tượng. Chọn đối tượng viền và tô màu Gradient, mở bảng Gradient mà chỉnh sửa màu.
Bước 12 : Vẽ ra hình chữ nhật bằng Rectangle Tool và Fill màu, nhấn Ctr+Shift+[ để đẩy đối tượng xuống dưới cùng. Trong bảng Gradient chọn chế độ Radian Gradient và bỏ bớt màu trên thanh.
Kết luận:
Đến đây chắc các bạn đã mường tượng ra cách sử dụng AI trong thực tế, đây là những bài tập đơn giản nhất mà chúng tôi đưa ra để rèn luyện kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh.
Hi vọng những Kiến thức mà chúng tôi truyền đạt bên trên sẽ ít nhiều giúp ích cho việc cãi thiện kỹ năng của mọi người.
Xem thêm hướng dẫn adobe illustrator