Rate this post

Phân tích đối tượng và đồ lại hình có sẵn.

Ví dụ 1 : Phân tích và đồ lại hình Doremon

  • B1 : Tạo ra một file làm việc với (Ctrl + N).
  • B2 : Chọn đối tượng cần phân tích và đồ lại, nhấn Ctrl + 2 để khóa đối tượng ( Đối tượng không thể bị di chuyển hay tác động ).
  • B3 : Phân tích hình được cấu tạo được những đối tượng nào, đối tượng nào nằm dưới , đối tượng nào nằm trên.
  • B4  : Xác định màu nào nằm dưới cùng thì chúng ta vẽ trước, không cần vẻ chính xác vì ki vẽ đối tượng khác đè lên thì phần thừa sẽ bị che khuất.
  • B5 : Sau khi đồ lại được tất cả các đố tượng, ta bắt đầu đổ màu cho các đối tượng.
  • B6 : Để xóa hình mẫu, nhấn F7 để hiển thị công cụ Layer. Lướt xuống chọn Layer bị khóa, mở khóa nó và xóa.
  • B7 : Để xuất đối tượng ra đinh dạng ảnh, vài File chọn Export.. và chọn định dạng cho nó.

Lưu ý: Use Artboard : Xuất ra toàn bộ trang làm việc, nếu không chọn nó chỉ xuất ra những đối tượng trong quá trình thực hiện.

Có thể bạn quan tâm:

Sử dụng các công cụ tô màu chuyển sắc trong Adobe Illustrator :

Trong Adobe Illustrator chúng ta có 3 công cụ tô màu chuyển sắc phổ biến : 

  • Gradient Tool (G)
  • Mesh Tool (U)
  • Blend Tool (W)
  • Gradient Tool ( G )

Để sử dụng Gradient bạn có thể chọn trên thanh công cụ hoặc chọn trong bảng màu, khi sử dụng  Gradien ta có thể chỉnh sửa trực tiếp  trên thanh của đối tượng hoặc các bạn sử dụng bảng Gradient bằng cách nhấn Ctrl + F9 để hiển thị bảng điều chỉnh.

Trong bảng điều khiển ta cấn chú ý đến một số thông số :Như chết độ và Type, chế độ màu tô( Fill, Stroke). 

  • Ở chế độ Fill ta có thể điều chỉnh góc xoay của thanh Gradient.
  • Ở chế độ Fill theo hướng tỏa ta có thể chỉnh sửa độ dẹp của vòng cung.

Ta có thể thay đổi độ đậm nhạt và độ hòa trộn của 2 màu.

Trên thanh màu sắc ta có thể thêm vào những màu khác bằng cách trỏ chuột vào thanh để có dấu cộng ở con trỏ chuột, để xóa đi chúng ta nhấn vào ô màu cần xóa và nhấn vào thùng rác hoặc nhấn giữ chuột trái vào kéo nó ra ngoài.

Để đổi màu cho các ô màu ta Click đúp vào ô màu để hiện ra bảng màu.

Chúng ta có 3 cách đổi màu : 

  • Đổi màu theo Hệ Màu
  • Chúng ta sẽ chọn màu sắc trước  sau đó chọn lên đổi màu theo hệ màu CMYK 
  • Đổi màu theo Ô Màu Có Sẵn

Ví dụ : Vẽ trái Dâu Tây.

Các đối tượng là những chiếc lá được tạo ra từ các đường Path chứ không vẽ từng đối tượng màu sắc.

Ta sử dụng Brush khi những đối tượng có nét tương đồng , ví dụ như những con mắt của trái Dâu Tây.

Trong Photoshop thì Brush sẽ được dùng kèm với đường Path với công cụ Pen Tool bằng lện Ctr + Enter để đổ màu trực tiếp. Tuy nhiên trong Illustrator , Brush đươc sử dụng thông qua Pen bằng cách tô màu cho Stroke

Tạo đường Path

  • Bước 1 : Với đối tượng là chiếc lá của trái Dâu Tây, ta dùng công cụ vẽ ra 1 hình tròn, chọn đối tượng và kéo dãn nó ra, để cho hình nhọn đầu ta vào Convert chọn vào công cụ đầu tiên. 
  • Bước 2 : Trên chiếc lá ta sẽ có 4 mảng màu vì vậy ta copy hình ban đầu ra để tạo thành đối tượng màu Vàng.
  • Bước 3 : Với màu Xanh Nhạt và màu Xanh Xám ta chọn đối tượng dưới cùng, copy và chọn xoay hình để tạo ra màu Xanh Xám, 
  • Bước 4 : Tô màu cho các đối tượng và thêm các đối tượng vào Brush ( F5 ), thu nhỏ đối tượng bằng 1px để không gặp trường hợp khi vẽ ra đường Stroke quá to.  

Vẽ Dâu Tây : 

  • Bước 1 :  Vẽ ra 1 hình tròn và chỉnh sửa đường Path tạo ra phần than của quả Dâu Tây.
  • Bước 2 : Dùng Pen Tool để tạo ra hình bóng sáng trên quả Dâu Tây và dùng hình Elip để vẽ ra những con mắt cho quả Dâu Tây. ( Dùng Ctrl + C và Ctrl + V để copy ra nhiều mắt cho quả Dâu Tây.
  • Bước 3 : Phần Socola ta cũng sử dụng Pen Tool để vẽ .
  • Bước 4 : Sau khi vẽ xong ta tiến hành tô màu cho các đối tượng.

Xuất File trong Illustrator

Khi lưu File trong Ai nếu sử dụng Ctrl + S hoặc Ctrl + Shift + S thì nó chỉ cho ta lưu lại File mà ta đang làm việc ( đinh dạng Vector ) 

Để lưu được File làm việc thành 1 File ảnh ( PNG, JGP, … ) thì ta vào File chọn Export

Trong phần Export sẽ hiển thị cho ta rất là nhiều các định dạng khác nhau để ta có thể xuất File. Khi xuất File ra thành 1 File ảnh thì nó sẽ trở thành định dạng kích cỡ chứ không phải định dạng Vector như xuất File với đuôi .ai. 

Khi xuất ra : 

  • File ảnh PNG :  Chọn độ 72ppi nếu muốn đăng lên web và 300ppi nếu muốn in ấn.
  • File ảnh JPG :  RGB là hệ ba màu sử dụng trong máy tính hay điện thoại, CMYK là hệ màu sử dụng trong in ấn, GrayScale là hệ màu xám đen.

Tạo 1 Banner

  • Bước 1 : Sử dụng công cụ Ractangle Tool để tạo ra vùng làm việc mới và chọn Gradient, chọn góc xoay Gradient là 90 độ. 
  • Bước 2 : Ở vùng màu đen ta đổi thành màu Xanh và vùng màu trắng ta đổi thành màu xanh đậm, điều chỉnh màu sắc cho hợp lí.
  • Bước 3 : Sử dụng Ractangle Tool tạo ra 1 hình chữ nhật, bo góc. Bỏ màu Fill và tang Stroke lên một chút.
  • Bước 4 : Chọn 2 đối tượng, căn giữa để đối xứng hai đối tượng.
  • Bước 5 : Chọn đối tượng hình chữ nhật, vòa Object chọn Offset Path, lệnh này giúp ta mở rộng đối tượng thêm một chiều.
  • Bước 6 : Vào Effect vào Blur chọn Gaussian Blur .
  • Bước 7 : Vào Effect vào Stylize chọn Outer Glow
  • Bước 8 : Thêm Logo của Window vào, giữ Shift để mở rộng đúng kích thước.  Chọn công cụ Elipse Tool để vẽ ra 1 hình tròn, chọn 2 đối tượng , click chuột phải và chọn Make Clipping Mask . Tạo hiệu ứng cho Logo Window bằng cách giống với khung chữ nhật.
  • Bước 9 : Chọn phím T để viết chữ Microsoft, đổi màu cho đối tượng sang màu trắng. Bấm Ctrl + Shift + O để tách đối tượng thành một đối tượng bình thường.
  • Bước 10 : Chọn phím O để chọn công cụ lật, giữ Alt và nhấn vào phần đáy của chữ Microsoft. Chọn Horizontal để lật dọc đối tượng. 
  • Bước 11 : Làm mời bóng cho đối tượng, ta sử dụng Ctrl + C và Ctrl + F để copy và dán đối tượng tại chỗ, chọn màu nền cho nó bằng Gradient

Xem thêm hướng dẫn adobe illustrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Call now